BCAA và EAA là 2 loại thực phẩm bổ sung phổ biến hiện nay, với công dụng bổ sung Axit Amin giúp phục hồi cơ bắp và tăng tổng hợp Protein. Vậy giữa EAA và BCAA khác gì nhau ? Cái nào tốt hơn ? Hôm nay hãy cùng AD Webthehinh tìm hiểu về EAA và BCAA nhé ?
BCAA là gì ? EAA là gì ?
EAA và viêt tắt của Essential Amino Acids hay còn gọi là Axit Amin thiết yếu.
Cơ thể chúng ta cần 20 loại Axit Amin để tham gia các hoạt động trong cơ thể và phát triển cơ bắp.
Trong 20 loại Axit amin thì có 11 loại Axit Amin không thiết yếu (NEAA) và 9 loại Axit Amin thiết yếu. 9 loại Axit Amin thiết yếu đó chính là Essential Amino Acids (EAA) 9 loại này cơ thể không thể tự sản xuất mà cần nạp vào cơ thể thông qua thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung.
9 loại Axit Amin thiết yếu trong EAA bao gồm
- Histidin
- Isoleucine
- Leucine
- Lysine
- Methionin
- Phenylalanin
- Threonine
- Tryptophan
- Valine
BCAA là viết tắt của Branched-Chain Amino Acid hay còn gọi là Axit Amin chuỗi nhánh.
Trong tổng 9 loại Axit Amin thiết yếu thì BCAA chỉ chứa 3 loại là Leucine, Isoleucine và Valine.
Điểm khác nhau giữ BCAA và EAA là gì ?
Cả BCAA và EAA có điểm giống nhau là đều phải được bổ sung qua đường ăn uống. Điểm khác biệt duy nhất giữa EAA và BCAA là số lượng Axit Amin. Trong khi EAA cung cấp 9 loại Axit Amin, thì BCAA chỉ cung cấp 3 loại Axit Amin.
So sánh EAA và BCAA loại nào tốt hơn ?
Có rất nhiều bạn vẫn thắc mắc rằng EAA và BCAA loại nào tốt hơn. Dù cả 2 đều có tác phục hồi cơ bắp, tuy nhiên nếu xét về bảng thành phân Axit Amin thì EAA sẻ tốt hơn BCAA rất nhiều.
Cơ thể chúng ta cần 20 loại Axit Amin, trong đó phải có 9 loại thiết yếu thì cơ thể mới đủ cho quá trình hoạt động và sửa chữa cơ bắp. Chính vì vậy EAA vượt trội hơn so với BCAA, khi không chỉ hỗ trợ phục hồi cơ bắp và tăng tổng hợp Protein, mà nó còn giúp tăng sức đề kháng, giảm căng thẳng, giảm âu lo… và tăng sức khỏe tổng thể.
Có cần thiết sử dụng thực phẩm bổ sung BCAA và EAA không ?
Nếu chế độ ăn thông thường hàng ngày đã cung cấp đủ lượng protein và axit amin thiết yếu, bạn không cần sử dụng thêm BCAA hay EAA nữa.
Ngược lại, bạn có thể xem xét đến việc bổ sung BCAA hoặc EAA nếu thường xuyên cảm thấy đau mỏi cơ dai dẳng sau khi tập, hiệu suất tập thấp, trong quá trình tập nhanh bị mệt, xuống sức, hoặc bạn là người ăn chay.
BCAA và EAA có thể được sử dụng trước khi tập 15 – 20p để tăng cường mức năng lượng và sự bền bỉ, giúp giảm mệt mỏi, chuột rút trong quá trình tập. Bạn chỉ cần pha và uống, rất nhanh gọn, tiện lợi mà lại không gây no bụng như thực phẩm thông thường.
Bạn cũng có thể uống BCAA, EAA trong hoặc sau tập như một cách để bù nước, bù điện giải, tránh bị mất nước hay kiệt sức do đổ quá nhiều mồ hôi. Các thực phẩm bổ sung BCAA, EAA thường có hương vị rất đa dạng và thơm ngon không thua kém gì nước ngọt thông thường, nhưng lại chứa rất ít đường, calo.
Và hơn hết, tác dụng của của các thực phẩm bổ sung BCAA, EAA nhanh hơn hẳn thực phẩm thông thường. Để nhận được axit amin từ thịt cá trứng sữa, cơ thể bạn phải xử lý protein rồi mới phân tách ra thành các axit amin. Trong khi đó, các thực phẩm bổ sung BCAA, EAA sẽ trực tiếp cung cấp axit amin cho bạn mà không cần thời gian tiêu hóa.
BCAA và EAA nào tốt nhất hiện nay ?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại BCAA và EAA. Dưới đây là 1 số gợi ý cho bạn những loại tốt nhất.
- 8g EAA
- 6g BCAA tỷ lệ 2:1:1 (3g L-Leucine, 1.5g L-Isoleucine, 1.5g L-Valine)
- 1g Taurine
- 1.5g hỗn hợp điện giải
- 7.5g EAAs thiết yếu
- 5g BCAAs
- 500mg chất điện giải (4 chất điện giải là Sodium, Chloride, Potassium, Magnesium)
- Chứa 7.2G EAA
- 5g BCAA g
- 5 chất điện giải: B1,B3,B6,B9,B12
- 6 chất giúp bù điện giải giúp tăng cường hoạt động của cơ thể: Calcium, Magnesium, Chloride, Sodium, Potassium và đặc biệt là:
- 5mg BioPerine
- Bổ sung thêm L-Arginine: Giúp thúc đẩy lưu thông máu, trao đổi chất giúp cơ thể pump hơn trong tập luyện.
- 7.2g BCAA
- 9.7g axit amin
- 8 chất điện giải để cơ thể không bị mất nước
- 5mg enzyme tiêu hóa giúp hấp thu chất trong cơ thể tốt hơn.
- 7g BCAAs với tỷ lệ chuẩn 2:1:1 của Leucine : Isoleucine : Valine
- 3.5g Leucine
- 2.5g Glutamine giúp giảm nhức mỏi cơ
- 1g Citruline Malate
- 7g BCAA
- 3.6g Leucine
- 1.8g Isoleucine
- 3g Glutamine
- 1240mg Electrolytes
- 1g Citrulline
Trên đây là bài viết chia sẻ về sự khác biệt giữa EAA và BCAA. Hy vọng sau bài viết này giúp bạn có thêm kiến thức và lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình nhé !